Sự trượt giá và việc thực hiện lệnh giao dịch - FTMO
thumbnail
Các mẹo giao dịch

Sự trượt giá và việc thực hiện lệnh giao dịch

Bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp một lệnh giao dịch của bạn được thực hiện ở mức giá khác so với mức giá của lệnh Cắt lỗ/Chốt lời (Stop Loss / Take Profit) bạn đã đặt trước chưa? Nếu có, bạn có biết điều gì đã xảy ra không? Bạn có nghĩ rằng đó là một lỗi gây ra bởi nền tảng giao dịch? Sự trượt giá (slippage) chính là nguyên nhân của vấn đề, nó rất dễ hiểu nhưng có thể sẽ gây ra cho bạn nhiều câu hỏi nếu bạn chưa hiểu rõ về nó. Nếu bạn muốn biết tại sao sự trượt giá xảy ra, khi nào chúng xảy ra và làm cách nào để phòng tránh chúng, bạn có thể tìm thấy các thông tin cần thiết trong bài viết này. Bạn sẽ được biết những gì đã xảy ra bên trong, và hành trình mà lệnh giao dịch của bạn được thực hiện từ khi bạn nhấn vào nút thực hiện lệnh trong nền tảng giao dịch cho đến khi nó được khớp lệnh. 

 

Sau khi đọc bài viết này, có thể bạn sẽ luôn phải lưu ý những điều sau:

-          Các chuyển đổi thị trường (market rollovers)

-          Các phát hành tin tức quan trọng

-          Các thị trường biến động bất thường

-          Các tài sản có tính thanh khoản thấp

-          Các khoảng trống giá vào cuối tuần

Sự trượt giá (slippage) là gì?

Trượt giá là chênh lệch giữa giá kỳ vọng và giá thực hiện. Nó xảy ra khi việc thực hiện lệnh giao dịch được hoàn tất tại một mức giá khác so với mức giá được yêu cầu. Sự trượt giá hầu như có thể thấy được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Đầu tiên là khi thị trường đang trong tình trạng có tính thanh khoản thấp. Điều này có thể thấy được, đặc biệt là trong thời gian đáo hạn thị trường, khi mà các tổ chức tài chính lớn trên thế giới đóng cửa. Do đó, các thị trường trên toàn cầu thiếu thanh khoản và giao dịch trong thời gian này có thể dẫn đến sự trượt giá. Bởi vì sẽ không có đủ thanh khoản cần thiết để giao dịch của bạn được thực hiện ở mức giá mong muốn. Mức chênh lệch giá (spreads) cũng cao hơn khi thanh khoản thấp. Trong biểu đồ dưới đây, bạn có thể tìm thấy các khoảng thời gian của các phiên giao dịch lớn trên thế giới.

Sự chuyển đổi giữa phiên Hoa Kỳ và phiên Châu Á có thể được coi là một chuyển đổi thị trường (market rollover). Một điều chắc chắn rằng luôn có những tổ chức tài chính nhỏ trên thế giới, ví dụ như ở New Zealand hoặc ở Úc, hoạt động trong khoảng thời gian một giờ chuyển đổi thị trường đó. Tuy nhiên, thanh khoản khả dụng trong thời điểm đó là rất hạn chế.

 

Tác động tương tự của sự trượt giá trong thời gian luân chuyển thị trường (market rollover) cũng có thể thấy được từ các tài sản có tính thanh khoản thấp. Trong Forex, các công cụ giao dịch này chủ yếu là các cặp ngoại hối phụ hoặc các cặp ngoại hối ngoại lai. Những cặp ngoại hối này có tính thanh khoản rất thấp so với các cặp ngoại hối chính. Vì lý do rất đơn giản này, những tài sản như vậy có xu hướng phải chịu các mức chênh lệch giá (spreads) và sự trượt giá (slippage) cao hơn.

 

Một trường hợp khác của sự trượt giá xảy ra khi thị trường có sự biến động mạnh. Chúng ta có thể thấy được điều này trong thời gian diễn ra các tin tức kinh tế vĩ mô quan trọng, chẳng hạn như trong thời gian phát hành báo cáo về số lượng lao động hay số lượng việc làm ở Mỹ (NFP - NonFarm Payrolls), như được mô tả trong biểu đồ bên dưới. Công ty FTMO chúng tôi đã xác định được các tin tức chính có tác động mạnh (tích cực hoặc tiêu cực) tới thị trường và nền kinh tế như trong bảng tại đây.

Ngoại trừ bị ảnh hưởng của việc phát hành các tin tức quan trọng, có những loại thị trường tự bản thân nó đã biến động mạnh. Một ví dụ tuyệt vời đó là Bitcoin (BTCUSD), một công cụ giao dịch phổ biến nhất trong số tất cả các loại tiền điện tử . Từ thuật ngữ ”thị trường biến động”, chúng ta có thể hiểu rằng đó là một thị trường trải qua những biến động mạnh về giá trong một khoảng thời gian ngắn.

 

Trường hợp cuối cùng mà sự trượt giá có thể được nhắc đến đó chính là các khoảng trống giá vào cuối tuần (weekend gaps). Đối với các nhà giao dịch có xu hướng giữ các giao dịch của họ trong một khoảng thời gian dài hơn như một vài ngày, tuần hoặc tháng, thì khả năng cao là thị trường sẽ bắt đầu trở lại với một khoảng trống giá. Giá mở cửa của một công cụ giao dịch có thể kích hoạt lệnh Cắt lỗ / Chốt lời (Stop loss/Take profit) và cuối cùng giao dịch được thực hiện ở một mức giá khác so với mức giá đã được đặt trước bởi lệnh Cắt lỗ / Chốt lời. Để biết thêm thông tin về các khoảng trống giá vào cuối tuần với các ví dụ và số liệu thống kê mà chúng tôi thu thập được từ nghiên cứu sâu rộng của mình, bạn có thể truy cập tại đây.

 

Như chúng ta đã biết rằng một lệnh giao dịch có thể được thực hiện chính xác ở cùng mức giá mà bạn yêu cầu. Điều này có nghĩa là trong trường hợp đó không có bất kỳ sự trượt giá nào. Tuy nhiên, có những tình huống mà giao dịch của bạn được thực hiện tại mức giá khác so với giá bạn yêu cầu. Nguyên nhân của sự sai lệch này có thể gây ra bởi hai loại trượt giá đó là trượt giá tích cực và trượt giá tiêu cực. Mỗi giao dịch được hoàn tất bởi hai lệnh thị trường đó là vào lệnh và khớp lệnh, do đó sự trượt giá có thể xảy ra cả khi vào lệnh cũng như khi khớp lệnh của giao dịch đó.

 

Sự trượt giá tích cực

Sự trượt giá tích cực xảy ra khi một giao dịch được thực hiện (mở hoặc đóng) ở mức giá có lợi cho nhà giao dịch. 

Chúng tôi nhận thấy có hai tình huống:

  1.       Giá Ask (ask price) đã giảm khi nhấn nút Mua. Nói cách khác, khi bạn mở một lệnh mua và cuối cùng giá vào lệnh thấp hơn giá bạn đã yêu cầu. Sự trượt giá này rõ ràng là có lợi cho bạn vì nó giúp bạn kiếm thêm được lợi nhuận.                         
  2.       Giá Bid (bid price) đã tăng khi nhấn nút Bán. Nói cách khác, khi bạn mở một lệnh bán và cuối cùng giá vào lệnh cao hơn giá bạn đã yêu cầu. Sự trượt giá này tất nhiên là có lợi cho bạn vì nó cũng giúp bạn kiếm thêm được lợi nhuận.

Như bạn có thể nhận thấy, các tình huống trên chỉ minh họa cho các giao dịch tại thời điểm vào lệnh. Thế còn những giao dịch tại thời điểm khớp lệnh thì sao? Trên thực tế, khi bạn gửi một lệnh để đóng một giao dịch mua, thì về mặt kỹ thuật bạn đang gửi một lệnh thị trường để bán. Nếu giao dịch được khớp lệnh ở một mức giá cao hơn mức giá mà bạn mong đợi, thì bạn đã nhận được mức trượt giá tích cực. Điều này cũng diễn ra theo cách tương tự đối với các lệnh bán. 

Sự trượt giá tiêu cực

Sự trượt giá tiêu cực có thể xảy ra trong các trường hợp tương tự như sự trượt giá tích cực khi một lệnh được thực hiện ở mức giá bất lợi cho nhà giao dịch.

  1.       Nó có thể xảy ra khi một lệnh mua được đặt ở một mức giá nào đó và lệnh này được thực hiện tại mức giá cao hơn so với mức giá dự kiến.
  2.       Nó có thể xảy ra khi một lệnh bán được đặt ở một mức giá nào đó và lệnh này được thực hiện tại mức giá thấp hơn so với mức giá dự kiến.

Như chúng ta đã tìm hiểu về các loại trượt giá thông qua các ví dụ đồ họa ở trên, lý do chính cho việc xảy ra các kiểu trượt giá này là rất đơn giản. Có thể thấy rằng, mỗi lệnh giao dịch cần một lượng thời gian nhất định để được gửi đến máy chủ mà tại đó nó sẽ được thực hiện. Điều này có nghĩa là lệnh này sẽ được khớp lệnh với các mức giá có sẵn của các nhà cung cấp thanh khoản, giống như thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, do cần có thời gian để lệnh giao dịch này đến được máy chủ, sự trượt giá có thể sẽ thay đổi. Lộ trình di chuyển của mỗi lệnh giao dịch có thể được xem trong hình dưới đây.

Sự tăng mức chênh lệch giá (Spread widening)

Để hiểu rõ về mức chênh lệch giá (spread), trước tiên chúng ta phải phân biệt được giá Ask (Ask price) và giá Bid (Bid price) dành cho mỗi công cụ giao dịch.

Khi bạn đặt một lệnh mua theo lệnh thị trường, nghĩa là bạn mua vào một công cụ giao dịch, và lệnh của bạn sẽ được thực hiện tại mức giá Ask (Ask price). Bất cứ khi nào bạn muốn đóng giao dịch, nó sẽ được khớp lệnh ở giá Bid (Bid price). Ngược lại, nếu chúng ta muốn bán, lệnh bán sẽ được thực hiện tại giá Bid (Bid price) và giá đóng lệnh sẽ được thực hiện theo giá Ask (Ask price).

Mức chênh lệch giữa giá Ask và giá Bid được gọi là mức chênh lệch giá (spread).

Trong mô hình khớp lệnh thị trường thực, mức chênh lệch giá tiếp tục di chuyển và có xu hướng tăng lên tại các thời điểm thị trường biến động mạnh hoặc khi thanh khoản khan hiếm. Trái lại, mức chênh lệch giá (spread) sẽ giảm đi khi có nhiều thanh khoản trên thị trường.

Các tin tức sự kiện quan trọng, các lần luân chuyển thị trường và các bất ổn chính trị là những yếu tố có thể gây ra sự biến động trên thị trường, ảnh hưởng đến tính thanh khoản và làm tăng mức chênh lệch giá. Trên thực tế, mức chênh lệch giá trong khoảng thời gian chuyển đổi thị trường có thể tăng đáng kể. Điều này thường khiến cho các lệnh Cắt lỗ (Stop Loss) của các nhà giao dịch được thực hiện với các mức trượt giá phi thực tế, cái mà bằng mắt thường chúng ta cũng có thể thấy được khi nhìn vào các biểu đồ giao dịch. Điều này xảy ra tương tự trong trường hợp các thị trường có tính thanh khoản thấp.

Sự tăng mức chênh lệch giá là một khía cạnh rất quan trọng của giao dịch và mọi nhà giao dịch có kinh nghiệm nên biết cách xử lý các giao dịch của họ trong các thời điểm tính thanh khoản thấp. Lệnh cắt lỗ (stop loss) không đảm bảo rằng giao dịch sẽ được khớp lệnh tại mức giá mong muốn, bởi vì sự tăng mức chênh lệch giá có thể gây ra sự trượt giá. Chính vì thế chúng ta không bao giờ được phép xem nhẹ điều này. 

 

So sánh giữa “thực hiện lệnh trực tiếp” và “thực hiện lệnh tức thì”

Thực hiện lệnh trực tiếp là cách chính xác một lệnh giao dịch sẽ được xử lý. Nói về mặt kỹ thuật, khi một lệnh giao dịch được đặt qua nền tảng giao dịch, nó sẽ đi từ nền tảng giao dịch của nhà giao dịch đến máy chủ nơi nhà cung cấp thanh khoản sẽ khớp lệnh cho giao dịch này với một mức giá nào đó và gửi xác nhận về nền tảng của nhà giao dịch nơi mà lệnh giao dịch đã được đặt. Các mức giá của một công cụ giao dịch mà nhà giao dịch nhìn thấy trong nền tảng chỉ là các mức giá tốt nhất được cung cấp trên sổ lệnh (order book). Chính vì thế việc lệnh giao dịch này có bị ảnh hưởng bởi sự trượt giá hay không thì còn tùy thuộc vào mức độ thanh khoản. Nói tóm lại, giao dịch được thực hiện bởi nhà cung cấp thanh khoản dựa theo độ sâu thị trường (market depth) của một công cụ giao dịch tại một thời điểm xác định. Đây được coi là một mô hình thực hiện lệnh trực tiếp mà ở đó độ sâu thị trường (market depth) cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

 

Mặt khác, mô hình khớp lệnh tức thì là kiểu khớp lệnh trong đó nền tảng giao dịch hoàn toàn bỏ qua các nhà cung cấp thanh khoản và các dữ liệu thị trường. Trong thực tế, điều này có thể thấy được ở các tài khoản demo cổ điển của hầu hết các nhà môi giới bán lẻ. Nhà giao dịch dễ dàng nhận được xác nhận giao dịch ngay lập tức. Điều này có nghĩa là giao dịch đã được thực hiện mà không cần xem xét tới độ sâu thị trường (market depth) và sổ lệnh (order book). Điều này được coi là một sự trái ngược với việc thực hiện lệnh trực tiếp trong điều kiện thị trường thực.

 

Tại FTMO, mặc dù các tài khoản giao dịch được cung cấp là bản demo, nhưng chúng tôi đã thành công trong việc áp dụng mô hình khớp lệnh trực tiếp cho các tài khoản demo này, nhằm mang lại cho các nhà giao dịch của chúng tôi trải nghiệm thực sự của thị trường thực. Mục đích của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các tài khoản tốt nhất cho các nhà giao dịch có kinh nghiệm, mà còn để giáo dục các nhà giao dịch mới làm quen với môi trường giao dịch của thị trường thực. Nhờ vào các công nghệ tiên tiến của chúng tôi, giờ đây các bạn đã có thể giao dịch với các tài khoản demo trong các điều kiện thị trường thực giống như đang giao dịch với các tài khoản trực tiếp (Live accounts).

 

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu được rằng sự trượt giá không phải là một kết quả khó chịu mà còn là một bất ngờ thú vị bên cạnh kết quả tích cực của một giao dịch. Mọi sự trượt giá có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Những nhân tố có thể gây ra sự trượt giá là các lần luân chuyển thị trường, sự tăng mức chênh lệch giá, các phát hành tin tức, sự kiện quan trọng, các thị trường biến động, thanh khoản thấp hoặc khoảng trống giá vào cuối tuần. Tại FTMO, chúng tôi cung cấp cho các nhà giao dịch những điều kiện tốt nhất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, giúp cho họ có thể giao dịch theo thị trường thực với thời gian thực. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn cố gắng giáo dục các nhà giao dịch về tất cả các khía cạnh liên quan đến giao dịch, nhằm giúp họ thấy được bức tranh toàn cảnh về cái cách mà mọi thứ trong giao dịch hoạt động trên thực tế. Điều này cũng góp phần giúp cho các nhà giao dịch nhận thức được tất cả các hoàn cảnh hay tình huống liên quan đến tiến trình và kinh nghiệm giao dịch của họ. Trong trường hợp bạn không chắc chắn hoặc nghi ngờ có vấn đề kỹ thuật trong quá trình xử lý hoặc thực hiện giao dịch của mình, nhóm hỗ trợ của chúng tôi luôn sẵn sàng xem xét giao dịch của bạn và giải thích rõ ràng mọi hiểu lầm có thể xảy ra. 

 

 

 

Về FTMO

FTMO đã phát triển một quy trình đánh giá gồm 2 bước để tìm kiếm các nhà giao dịch tài năng. Sau khi vượt qua thành công quy trình này bạn sẽ được quản lý một Tài khoản FTMO với số vốn tài trợ lên tới $200,000. Quy trình đánh giá đó hoạt động như thế nào?