thumbnail
Các mẹo giao dịch

Quản lý rủi ro trong giao dịch

Hầu như chúng ta đều biết rằng quản lý rủi ro là phần quan trọng nhất của giao dịch. Tuy nhiên hầu hết các nhà giao dịch lại nghĩ rằng, họ bị thua lỗ là do những sai lầm trong chiến lược giao dịch, chứ không phải do họ đã không sử dụng những biện pháp quản lý rủi ro đúng đắn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến mọi thứ bạn cần biết về quản lý rủi ro trong giao dịch và cách bạn có thể trở thành một nhà giao dịch tốt hơn.

Quản lý rủi ro trong giao dịch là gì?

Quản lý rủi ro hiệu quả khiến cho giao dịch trở nên khác biệt so với các hoạt động có tính cờ bạc.

Mặc dù chúng ta không bao giờ có thể biết trước hoặc dự đoán một cách chắc chắn về những biến động của các thị trường, nhưng bằng cách sử dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả, chúng ta có thể giảm thiểu được những tổn thất tiềm ẩn của mình và hướng đến những chiến thắng để có được lợi nhuận trong dài hạn.

Thiếu vốn

Vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề lớn nhất của sự yếu kém trong quản lý rủi ro chính là sự thiếu vốn. Điều này có thể được giải thích như sau:

Rất nhiều công ty môi giới chấp nhận các khoản tiền ký quỹ nhỏ thậm chí chỉ 50 đô la Mỹ. Chính vì thế đã có rất nhiều nhà giao dịch bắt đầu chỉ với 1.000 đô la Mỹ và nghĩ rằng họ có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba số vốn của mình một cách nhanh chóng. Tâm lý nóng vội này thường dẫn đến việc họ đã thực hiện nhiều giao dịch với khối lượng lớn, và như các bạn đã biết, chỉ cần một chuỗi ngắn các lần thua lỗ là có thể sẽ khiến họ mất đi toàn bộ các tài khoản giao dịch đó.

Công ty FTMO chúng tôi đã nhận thức rõ được điều này, chính vì thế chúng tôi đã cung cấp vốn lên đến 200.000 đô la Mỹ cho các nhà giao dịch. Bằng cách này, họ có thể thực hiện các giao dịch với mức độ rủi ro thấp mà vẫn có thể đạt được lợi nhuận lớn.

Khả năng chấp nhận rủi ro

Giới hạn rủi ro dành cho mỗi giao dịch của bạn là như thế nào?

Trong hầu hết các sách giáo khoa và chương trình giáo dục trực tuyến, bạn sẽ học được rằng mức độ rủi ro bạn đặt ra cho mỗi giao dịch không nên vượt quá 2%. Câu trả lời cho điều này dường như khá phức tạp, nhưng chúng ta hãy bắt đầu với giả thiết rằng rủi ro được giới hạn cho mỗi giao dịch là 2%.

Như bạn có thể thấy từ biểu đồ bên dưới, việc giữ rủi ro ở mức 2% cho mỗi giao dịch sẽ khiến bạn chỉ mất khoảng 20% số tiền trong tài khoản của mình sau 10 lần thua lỗ liên tiếp. Đối với các nhà giao dịch có các chiến lược giao dịch tốt, chắc chắn thì 10 lần thua lỗ liên tiếp là một kịch bản rất khó có thể xảy ra. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý là các rủi ro luôn có thể xảy ra cho dù xác suất của chúng chỉ là 1%.

Nếu bạn quyết định mạo hiểm 10% đối với mỗi giao dịch, tài khoản giao dịch của bạn có thể sẽ bị giảm hơn 60% sau chuỗi 10 lần thua lỗ liên tiếp. Kết quả này thực sự sẽ là một cái hố sâu rất khó đào thoát.

Như bạn có thể thấy ở trên, để có thể quay trở lại điểm hòa vốn thì tỷ lệ phần trăm cần thiết được tính từ số dư tài khoản còn lại có thể sẽ cực kỳ lớn (có thể lên đến 900% như ví dụ trong bảng).

Đối với các tài khoản bị thua lỗ 20% thì việc kiếm được 25% từ số dư tài khoản còn lại để quay trở lại điểm hòa vốn không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên nó vẫn còn tốt hơn so với mức 150% cần thiết khi mà tài khoản đã bị thua lỗ tới 60%.

Trong lĩnh vực giao dịch chúng ta rất khó tìm thấy được hai nhà giao dịch có cùng phong cách giao dịch. Chính vì thế các rủi ro phát sinh từ các chiến lược khác nhau sẽ là hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn thuộc tuýp người thích giao dịch ngắn hạn trong ngày và chỉ thực hiện 5 giao dịch mỗi ngày, bạn chắc chắn không nên mạo hiểm 2% cho mỗi giao dịch. Lý do rất là đơn giản, bởi vì với số lượng giao dịch này thì rủi ro 2% cho mỗi giao dịch là quá nhiều do bạn có thể gặp phải những thời điểm tài khoản của bạn bị sụt giảm vốn mạnh mẽ và nhanh chóng. Phần lớn các nhà giao dịch trong ngày và giao dịch lướt sóng thường chỉ chấp nhận rủi ro từ 0,5-1% cho mỗi giao dịch.

Mặt khác, nếu bạn thuộc tuýp các nhà giao dịch Swing và chỉ thực hiện 1-2 giao dịch mỗi tuần, thì rủi ro 2% có thể là quá nhỏ. Nếu bạn biết rằng giao dịch kế tiếp sẽ diễn ra trong vài ngày tới, bạn có thể tăng giới hạn rủi ro của mình lên thêm một chút. Tuy nhiên mọi thứ nên được đặt trong giới hạn và nói chung thì giới hạn rủi ro cho mỗi giao dịch của bạn không nên vượt quá 5% trừ khi bạn đang đầu tư dài hạn.

Sự sụt giảm vốn (drawdown)

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều không ưa thích những lần tiền vốn giao dịch bị sụt giảm. Tuy nhiên đó là một thực tế không thể tránh khỏi trong giao dịch và chúng ta luôn phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với chúng.

Như bạn có thể thấy trong bảng trên, nếu bạn có chiến lược giao dịch với tỷ lệ 60% xác suất chiến thắng, thì vẫn có 70% khả năng bạn sẽ bị thua bốn lần liên tiếp.
Nhưng mọi thứ thậm chí có thể tồi tệ hơn nếu bạn thuộc tuýp người giao dịch với tỷ lệ chiến thắng 40% và có hơn 50% khả năng bạn sẽ bị thua 8 lần liên tiếp.
Điều đó có nghĩa là bạn không thể kiếm được lợi nhuận? Chắc chắn là không phải như thế!
Như bạn có thể thấy được từ trình mô phỏng vốn chủ sở hữu của chúng tôi, trong số 50 mô phỏng khác nhau, không có mô phỏng nào cho thấy bạn sẽ kết thúc 100 giao dịch với số dư tài khoản âm.

 

Từ tất cả các mô phỏng dự tính, số lần thua lỗ liên tiếp cao nhất có thể là 12 và điều này mang đến một câu hỏi quan trọng mà bạn nên tự hỏi chính mình, đó là: "Liệu bạn có thể chịu được 12 lần thua lỗ liên tiếp không?"

Đây là điều bạn cần phải cân nhắc kỹ khi xây dựng kế hoạch giao dịch của mình. Nó không phải là một quá trình dễ dàng, nhưng một khi bạn đã hoàn thành nó, bạn sẽ biết chính xác những gì mong đợi từ chiến lược giao dịch của mình.

Phần thưởng - Tỷ lệ rủi ro

Phần cuối cùng của vấn đề là tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro.

Tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro chỉ đơn giản cho bạn biết bạn thắng được bao nhiêu so với mức độ rủi ro của bạn.

Nếu bạn đang thực hiện giao dịch với tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro là 3: 1, điều đó có nghĩa là cứ mỗi 100 đô la rủi ro của mình, bạn đặt mục tiêu cho phần thưởng tiềm năng là 300 đô la.

Biểu đồ này hiển thị chuỗi 10 giao dịch với 50% tỷ lệ thắng và phân phối ngẫu nhiên của số lần thắng và thua.

Như bạn thấy, mặc dù số lần thắng của bạn chỉ là 50%, nhưng cuối cùng bạn vẫn kiếm được 10.000 đô la.

Trong giao dịch thực tế, mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy. Bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận được tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro cố định 3:1 cho mọi giao dịch.

Nói chung, thực hiện các giao dịch theo tỷ lệ phần thưởng trên rủi ro 1: 1 có thể khá là khó khăn. Bởi vì về cơ bản bạn sẽ thua nhiều hơn thắng. Do đó, hệ thống của bạn sẽ cần phải bù đắp cho nó với tỷ lệ thắng rất cao.

Một yếu tố quan trọng khác với tỷ lệ rủi ro trên phần thưởng mà bạn phải nhận ra là cách bạn quản lý những lần chiến thắng của mình. Nếu bạn đang thực hiện một giao dịch với tỷ lệ 2:1 R:R nhưng bạn quyết định đóng một nửa giao dịch đó khi bạn ở mức lợi nhuận 1R và sau đó bạn đóng phần còn lại của giao dịch ở mức 2R, chiến thắng của bạn chỉ là 1,5R thay vì 2.

Hãy lấy một ví dụ để làm rõ điều này, bạn thực hiện một giao dịch với rủi ro thua lỗ 200 đô la và khả năng lãi 400 đô la. Ở mức lợi nhuận và thua lỗ thả nổi (floating PnL) 200 đô la, bạn đóng một nửa giao dịch của mình là 100 đô la, phần còn lại của giao dịch được đóng ở mục tiêu 2R đó nhưng thay vì 400 đô la tiền lãi theo kế hoạch, nó chỉ là 200 đô la do khối lượng của giao dịch đã bị giảm đi một nửa. Do đó, như bạn có thể thấy rằng bạn sẽ chỉ kiếm được 300 đô la thay vì 400 đô la, tương đương với tỷ lệ R:R là 1:1,5 thay vì 1:2 như ban đầu. Việc mở rộng quy mô của các giao dịch này có thể chống lại bạn, khi bạn gặp phải một chuỗi thua lỗ liên tiếp. Điều này hoàn toàn có cơ sở, bởi vì lợi nhuận trước đó của bạn là không đáng kể.

Các rủi ro không mong muốn

Điều cuối cùng được nhắc đến trong danh mục rủi ro chính là những rủi ro mà rất ít các nhà giao dịch nghĩ đến. Đó là những rủi ro mà bạn thực sự không mong muốn xảy ra nhưng chúng vẫn có thể xảy ra. Các rủi ro đó có thể là: các tin tức bất ngờ, các rủi ro liên quan đến khoảng trống giá khi giữ các giao dịch trong thời gian thị trường đóng cửa, các sự cố như bị gián đoạn internet khi đang giao dịch. Ngoài ra tâm lý và các yếu tố khác cũng có thể gây ra các tác động không tốt cho bạn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đó là lý do tại sao bạn sẽ phải luôn sẵn sàng chuẩn bị cho chúng và có kế hoạch cho những việc cần làm một khi chúng xảy ra.

Về FTMO

FTMO đã phát triển một quy trình đánh giá gồm 2 bước để tìm kiếm các nhà giao dịch tài năng. Sau khi vượt qua thành công quy trình này bạn sẽ được quản lý một Tài khoản FTMO với số vốn tài trợ lên tới $200,000. Quy trình đánh giá đó hoạt động như thế nào?